Hỗ trợ trực tuyến

0903680728
Hỗ trợ online:
ANH ĐIỆP
0903680728
ckthinh@gmail.com

FANPAGE FACEBOOK

Sản phẩm công nghiệp chế tạo Việt "khó" tìm đường vào chuỗi cung ứng

Theo sát của Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (VASI),tỷ lệ nhập khẩu thiết bị, linh kiện công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam luôn ở mức cao,đã và đang đặt ra nhiều thách thức cho doanh nghiệp nội

Đặc biệt, để đáp ứng được các yêu cầu cung ứng sản phẩm hỗ trợ hay tham gia vào chuỗi cung ứng, bắt buộc doanh nghiệp công nghiệp chế tạo nội địa phải đạt rất nhiều tiêu chuẩn của doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (FDI) đầu cuối.

Tỷ lệ nhập khẩu thiết bị, linh kiện công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam luôn ở mức cao. Ảnh: TTXVN

*Làn sóng nhập khẩu ồ ạt

Thống kê cho thấy, hiện nay việc nhập khẩu máy móc, thiết bị vào thị trường Việt Nam dẫn đầu là các sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc, Hàn Quốc... do có lợi thế cạnh tranh về giá cả hơn các sản phẩm đến từ Nhật Bản.

Thêm vào đó, so với doanh nghiệp Nhật Bản, hiện tại doanh nghiệp Hàn Quốc có xu hướng đầu tư ngày càng tăng vào Việt Nam. Điều này, dẫn đến làn sóng nhập khẩu máy móc, thiết bị ồ ạt, nhằm phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Cụ thể, ghi nhận tại tại MTA Vietnam 2018 – Triển lãm lần thứ 16 về máy công cụ, cơ khí chính xác và gia công kim loại tại Việt Nam, tổ chức tại Tp. Hồ Chí Minh, có nhiều tỉnh, thành thuộc Hàn Quốc tham gia với khu công nghệ cao của Incheon, Gyeongnam, Daegu...

Các doanh nghiệp giới thiệu những sản phẩm công nghệ tân tiến nhất hiện nay, nhất là các máy móc, thiết bị thông minh ứng dụng trong công nghiệp sản xuất, tích hợp các cải tiến công nghệ như dự đoán lỗi, bù trừ độ chính xác, cài đặt thông số tự động…

Hiện nay, châu Á được đánh giá là thị trường tiềm năng của máy móc, thiết bị ngành công nghiệp chế tạo với mức tăng trưởng tốt trên toàn cầu.

Trong đó, ngành công nghiệp sản xuất tại Việt Nam cũng là một trong những thước đo về sự phát triển của ngành. Đây là những nguyên nhân chính tạo động lực các Tập đoàn đa quốc gia, doanh nghiệp toàn cầu mang đến Việt Nam những sản phẩm công nghệ mới, phục vụ cho nhu cầu phát triển ngành công nghiệp địa phương, nhằm nâng cao chất lượng và năng suất cạnh tranh trong môi trường sản xuất toàn cầu hóa.

Theo ông Jean – Pierre Neuhaus, Giám đốc truyền thông kinh doanh, Công ty Bystronic Pte Ltd, với sự hiện diện của hai văn phòng trung tâm tại Tp. Hồ Chí Minh và Hà Nội, Bystronic Pte Ltd đang đẩy mạnh giới thiệu sản phẩm, dịch vụ tư vấn và đầu tư vào con người. Đồng thời, cung cấp các thông tin, kinh nghiệm, chuyển giao công nghệ cho doanh nghiệp Việt Nam.

Hiện tại, Bystronic Pte Ltd, tăng trưởng tốt tại thị trường Việt Nam và là một trong ba nhà sản xuất quốc tế về sản phẩm máy cắt và máy uốn, xử lý tấm kim loại tại thị trường Việt Nam.

Đặc biệt, trong thời gian tới, Bystronic Pte Ltd, sẽ tiếp tục đầu tư và mở rộng hoạt động tại thị trường Việt Nam, cũng như tập trung vào các tỉnh, thành phố có nhu cầu cao về phát triển ngành công nghiệp.

Tuy nhiên, ông Jean – Pierre Neuhaus cho biết, Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, đòi hỏi những sản phẩm, dòng máy móc hoạt động có thể theo dõi và bảo trì trước thông qua thu thập và xử lý dữ liệu.

Song song đó, trong tương lai cần những máy móc liên kết ra một vòng sản xuất hoàn chỉnh, ngoài việc đảm bảo chất lượng, còn giải bài toán năng suất lao động và tay nghề lao động… thì mới có thể gọi là sản phẩm của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Còn hiện nay, các nhà cung cấp máy móc hiện đại, thông minh nhưng đơn lẻ và chưa tăng khả năng kết nối với nhau, nên chỉ là giai đoạn đầu của cuộc cách mạng công nghệ 4.0.

*Tỷ lệ cung ứng nội địa thấp

Hàng năm, Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO), đều thực hiện khảo sát tỷ lệ cung ứng nguyên vật liệu, linh kiện nội địa của Việt Nam đối với cộng đồng doanh nghiệp Nhật Bản và trong những năm gần đây không có sự tăng trưởng.

Đơn cử, kết quả của năm 2017 là 33,2%, so với năm 2016 thì không tăng đáng kể; đồng thời tỷ lệ này vẫn ở mức thấp so với Trung Quốc là 67,3%; Thái Lan 56,8%; Indonesia 45,2%; Phillipines 42,2%; Malaysia 38,2%...

Ông Koij Takimoto, Trưởng phòng đại diện JETRO tại Tp. Hồ Chí Minh cho hay, tỷ lệ cung ứng nguyên vật liệu, linh kiện nội địa đóng vai trò quan trọng đối với vấn đề sản xuất kinh doanh hiệu quả hay không tại Việt Nam.

Để công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cần thời gian lâu dài, nhưng phải thúc đẩy theo đúng lộ trình thì mới cải thiện được năng lực nội tại của doanh nghiệp Việt Nam.

Còn lý giải nguyên nhân tỷ lệ cung ứng nguyên vật liệu, linh kiện nội địa thấp, ông Nguyễn Dương Hiệu, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Công nghiệp và Thương mại Lidovit cho rằng, do doanh nghiệp Việt Nam hiện nay nói chung và doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp nói riêng, chủ yếu có quy mô nhỏ và vừa.

Trong khi, muốn tham gia vào chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp FDI đầu cuối bên cạnh năng lực nội tại về máy móc, công nghệ, còn các yêu cầu về quản trị, nguồn nhân lực...

Đặc biệt, để hướng đến và bắt kịp cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, Việt Nam cần những chương trình hành động cụ thể để khai thác hiệu quả lợi ích và nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua Hiệp định Thương mại tự do.

Trong đó, vấn đề cấp thiết được nhiều doanh nghiệp đặt ra là xây dựng, triển khai các hoạt động xúc tiến, kêu gọi đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp. Tiếp theo đó, chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chiều rộng sang chiều sâu, tiến đến giảm thâm dụng lao động phổ thông.

Tính trong giai đoạn từ năm 2015 - 2017, thực hiện Chương trình hợp tác với Bộ Công Thương Việt Nam, Tập đoàn Samsung đã triển khai hỗ trợ và tư vấn cải tiến cho gần 30 doanh nghiệp trên địa bàn cả nước.

Riêng từ đầu năm 2018, tại khu vực phía Nam có 3 doanh nghiệp đã tham gia Chương trình và nhận sự chuyển giao các chuyên gia từ Tập đoàn Samsung, để tìm ra các phương pháp cải tiến hiệu quả trong sản xuất, giúp nâng cao năng lực sản xuất và cơ hội tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Đánh giá về Chương trình này, ông Jung Munjo, chuyên gia của Tập đoàn Samsung cho rằng, so với những ngày đầu triển khai, hiện nay các doanh nghiệp được lựa chọn tư vấn cải tiến có máy móc, thiết bị và quy mô sản xuất tốt hơn.

Đây là cơ sở nền tảng thuận lợi để các chuyên gia của Tập đoàn Samsung tư vấn cho doanh nghiệp hoàn thiện hệ thống sản xuất kinh doanh, đủ năng lực hợp tác với nhiều đối tác toàn cầu, chứ không phải chỉ riêng Tập đoàn Samsung.

Liên quan đến quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Việt Nam, các chuyên gia cho rằng, nền công nghiệp Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn tự động hóa từng phần đến tự động hóa toàn bộ.

Do đó, để đi đến được trình độ sản xuất tiên tiến như nhà máy thông minh, cần một quá trình phát triển mạnh mẽ về cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị, và con người.

Mặt khác, khi doanh nghiệp đầu tư, mua sắm được máy móc, thiết bị tốt, không đồng nghĩa với việc có đầy đủ điều kiện tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Đặc biệt, rào cản đối với cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian qua là vấn đề đầu tư máy móc, thiết bị đảm bảo đáp ứng được môi trường lao động an toàn cho người lao động, quy định về bảo vệ môi trường… thoả mãn các tiêu chuẩn cao của những thị trường khó tính cũng như các quốc gia phát triển./.

 



Gọi điện Nhắn tin Chỉ Đường

Sản phẩm công nghiệp chế tạo Việt -

Sản phẩm công nghiệp chế tạo Việt

Sản phẩm công nghiệp chế tạo Việt

Sản phẩm công nghiệp chế tạo Việt

Sản phẩm công nghiệp chế tạo Việt
Sản phẩm công nghiệp chế tạo Việt
lên đầu trang